Chat facebook
zalo

Tin Tức

Nguyên do cây xanh TPHCM bật gốc, ngã đổ trong mùa mưa

     Việc đô thị hóa, thi công vỉa hè, ngầm hóa lưới điện và các tuyến ống cấp thoát nước, đổ hóa chất vào gốc cây… làm giảm sức chống chịu của hệ rễ, tiềm ẩn nguy cơ bậy gốc, ngã đổ của cây xanh ở TP.HCM.

 

 

     Ngày 26.5, cây phượng trong trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) bật gốc khiến 1 học sinh tử vong và nhiều em khác bị thương khiến dư luận bàng hoàng. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì ngày 28.5, một cây phượng khác cạnh cổng phụ trường ĐH Văn hóa TP.HCM (Q.9, TP.HCM) cũng bất ngờ bật gốc vắt ngang qua đường, đè trúng một xe tải đậu gần đó.

     Trưa 30.5, sau cơn mưa kèm giông, một số cây xanh trên đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bị gió quật gãy nhánh, đổ ra đường; một cây xanh trên đường Âu Dương Lân (Q.8, TP.HCM) cũng bị bật gốc trong cơn mưa này,...

     Mùa mưa những năm trước, nhiều sự cố cây xanh tương tự cũng liên tục xảy ra, từng gây thiệt hại về tài sản và sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người đi đường. Năm nay, mùa mưa chỉ mới bắt đầu nhưng nhiều sự cố tương tự tái diễn khiến người dân phập phồng lo lắng.

 

 

Vì sao cây dễ bật gốc trong mùa mưa?

 

     Tại TP.HCM từ đầu năm đã thường xuyên cắt, mé cành, nhánh, lấy nhánh khô,… hệ thống cây xanh theo kế hoạch và quy trình kỹ thuật do các chủ đầu tư thông qua. Các sự cố cây xanh (nhánh gãy, cây ngã…) thường xảy ra trong mùa mưa bão, đặc biệt là khi mưa lớn kèm giông lốc…  

     Việc đô thị hóa, thi công vỉa hè, thi công ngầm hóa lưới điện và các tuyến ống cấp nước, thoát nước, phát quang đường dây diện, xâm hại cây xanh (cụ thể là hành vi đổ hóa chất vào gốc cây) làm giảm sức chống chịu của hệ rễ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngã đổ và ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống cây xanh của TPHCM

back-to-top.png
Zalo